Gỗ công nghiệp MFC ra đời là một bước tiến mới của nghiên cứu ứng dụng khoa học nhằm tìm ra vật liệu thay thế cho gỗ tự nhiên. Đồng thời khắc phục những nhược điểm của gỗ thông thường so với gỗ công nghệ với nhiều ưu thế nổi bật. Gỗ MFC được dùng nhiều trong thiết kế nội thất, đặc biệt là sản phẩm văn phòng.
Gỗ MFC là gì?
Giới thiệu về gỗ công nghiệp
Để sản xuất ra được những miếng gỗ công nghiệp, người ta phải trải qua các khâu chế biến như: băm nhỏ, xay bột rồi sau đó dùng keo ép lại thành những tấm dày. Ngày nay, gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi và đang dần thay thế gỗ tự nhiên.
Tuy không được đẹp, độ bền cao như gỗ tự nhiên nhưng gỗ công nghiệp khắc phục được những nhược điểm của chúng như: không cong vênh, co ngót
Ưu điểm của gỗ công nghiệp
- Giá thành: Gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên bởi không tốn quá nhiều nhân công, tẩy sấy, thời gian trồng và chăm sóc,…
- Không cong vênh: Luôn giữ được độ thẳng, có thể làm cánh phẳng và sơn các màu sắc khác tùy ý
- Thời gian thi công sản xuất nhanh: Có thể sản xuất dây chuyền hàng loạt vì phôi gỗ thường có sẵn, chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
- Phù hợp với đa dạng đối tượng sử dụng, hiện đại
Gỗ MFC là gì?
MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine được chế tạo từ cây gỗ trồng chuyên dụng. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Và không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ nhé. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Quy trình sản xuất của gỗ MFC
- Dùng máy băm nhỏ thân gỗ tạo thành các dăm gỗ nhỏ
- Sấy ở nhiệt độ phù hợp
- Sàng lọc và phân loại dăm theo kích thước
- Trộn với chất kết dính
- Tạo hình gỗ
- Ép sơ bộ
- Cắt theo kích thước tiêu chuẩn
- Ép dưới nhiệt độ và áp suất cao
- Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh
- Mài nhẵn bề mặt
- Kiểm định chất lượng và đưa ra thành phẩm
Phân loại gỗ MFC
Theo đặc tính gỗ
Gỗ MFC loại thường:
Loại này có bảng màu lên đến 80 màu rất phong phú như: đen, trắng, xám nhạt, xám, chì, Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun… Bề mặt của loại gỗ này giống như gỗ thật.
Gỗ MFC có kích thước và độ dày:
- Size nhỏ: 1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm
- Size trung: 1.530 x 2.440 x (18/25/30)mm
- Size lớn: 1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm
Gỗ MFC chống ẩm:
Gỗ MFC chống ẩm (MFC lõi xanh) nhờ bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm. Để phân biệt 2 loại gỗ này, chúng ta thường dụa vào độ nặng của từng loại, MFC loại thường khoảng 40-60kg/m³, MFC lõi xanh có tổng trọng lượng từ 740-760 kg/m³.
Gỗ MFC chống ẩm thường được ứng dụng nhằm phục vụ việc chế tạo thiết bị nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn như: tủ bếp, toilet, tủ đựng hồ sơ,…
Loại phối 2 màu
Ngoài 2 loại phổ biến trên, MFC còn có loại ván ép kết hợp 2 màu sắc. Góp phần giúp những thiết kế thêm sắc sảo, nổi bật hơn.
Theo kích thước
Loại chuẩn
Độ dày | Kích thước |
Size nhỏ: 4′ x 8′ | 1220×2440 x (9-50)mm |
Size trung: 5′ x 8′ | 1530×2440 x (18/25/30)mm |
Size lớn: 6′ x 8′ | 1830×2440 x (12/18/25/30)mm |
Loại vượt khổ
Độ dày | Kích thước |
4′ x 9′ | 1220×2745 x (18/25)mm |
Ưu – nhược điểm của gỗ MFC
Ưu điểm
- Độ bền cao
- Bề mặt nhẵn, chống trầy – cháy
- Có giá thành rẻ
- Màu sắc đa dạng và đồng nhất
- Thời gian thi công nhanh
- Khả năng chống ẩm tốt
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
Nhược điểm
- Cạnh được hoàn thiện bằng chỉ PVC nên độ liền mạch không cao
- Bề mặt gỗ không tự nhiên
Cách bảo quản gỗ công nghiệp MFC
Mặc dù các vật phẩm làm từ gỗ MFC có độ bền, tính thẩm mỹ cao nhưng trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng cần lưu ý những điểm sau để bảo vệ cho đồ dùng của mình có tuổi thọ dài hơn.
- Làm sạch thường xuyên, tránh để bụi đóng quá dày ảnh hưởng về cả chất lượng và thẩm mỹ
- Đánh bóng định kì 3 – 4 lần/năm
- Không nên dùng những sản phẩm tẩy rửa có độ cọ xát quá mạnh, làm tổn thương bề mặt gỗ
- Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở trong thời gian dài
So sánh gỗ MDF và MFC
STT | Tiêu chí so sánh | MDF | MFC |
1 | Tên gọi | Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình và có độ kháng ẩm cao | Ván gỗ dăm |
2 | Thành phần | Gỗ sợi | Dăm gỗ |
3 | Tính đa dạng | Khoảng 80 màu | Khoảng 80 màu |
4 | Độ dày | Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm | Độ dày tiêu chuẩn 18mm, 25mm. Kích thước tiêu chuẩn 1200x2400mm |
5 | Phân loại | Dạng dùng trong nhà, chịu nước, mặt trơn và mặt không trơn | Dạng thường và chống ẩm |
6 | Chống ẩm | Tốt | Kém |
7 | Giá thành | Bình thường | Rẻ |
8 | Tính an toàn | An toàn | Bình thường |
9 | Ứng dụng | Sản xuất đồ nội thất: nhà ở, công trình, trang trí nội thất,…đa dạng | Sản xuất: nhà ở, nội thất văn phòng,…khá đa dạng |
Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC trong thi công nội thất
Ván gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thiết kế – thi công nội thất văn phòng và nhà ở. Theo thống kê về sản lượng đồ gỗ sản xuất mỗi năm, MFC chiếm hơn 80% bởi những ưu việt về cả giá thành lẫn màu sắc.
Nhưng bên cạnh đó, do đây là sản phẩm chất liệu ván nhẹ với khả năng chịu lực kém hơn, vì thế chỉ thích hợp để chế tạo những vật phẩm như: bàn văn phòng, tủ hồ sơ, giá sách, kệ tivi, vách ngăn trang trí, tap đầu giường…